Thế là bạn vừa phỏng vấn xin visa với Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, và bạn được thông báo rằng đơn xin thị thực của bạn đã bị từ chối. Bạn không được nhận bất kỳ lời giải thích nào về lý do tại sao đơn của bạn bị từ chối, nhưng bạn đã nhận được một lá thư nói rằng bạn không đủ điều kiện để được cấp thị thực không di dân theo Điều 214(b) của Đạo luật Di trú và Quốc tịch Hoa Kỳ (INA). Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ việc từ chối visa theo Điều 214(b) INA đang trở nên quá phổ biến và thường bị hiểu nhầm.
Kịch bản Thường thấy:
Bạn muốn đến Hoa Kỳ để gặp bạn bè hoặc gia đình, để học tập, du lịch hoặc vì những lý do hợp pháp khác, sau đó bạn biết rằng bạn cần thị thực Hoa Kỳ. Vì vậy, bạn dành thời gian ra để hoàn thành đơn xin thị thực cần thiết; nộp lệ phí xin visa; lên lịch một cuộc hẹn phỏng vấn với Lãnh sự quán/Đại sứ quán; và, thu thập tất cả các tài liệu của bạn để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn của bạn. Vào ngày phỏng vấn lãnh sự, bạn đứng vào hàng đợi, trải qua nhiều đợt kiểm tra an ninh và cuối cùng bạn được một nhân viên lãnh sự phỏng vấn. Nhân viên phỏng vấn hỏi bạn một vài câu hỏi; bạn cố gắng đưa cho anh ấy/cô ấy một số tài liệu, nhưng anh ấy/cô ấy từ chối xem tài liệu của bạn; và sau đó, sau một cuộc phỏng vấn ngắn vỏn vẹn hai phút, viên chức lãnh sự nói với bạn rằng đơn xin thị thực của bạn bị từ chối và họ nhanh chóng đưa cho bạn một lá thư nói rằng họ cho là bạn không đủ điều kiện để được cấp thị thực không di dân theo Điều 214(b) của INA. Bạn đang rất thất vọng và bối rối về tình huống này. Để xem ví dụ về thư từ chối thị thực theo Điều 214(b) của INA, truy cập tại đây.
Miễn trừ Trách nhiệm:
Bởi vì không vụ việc nào giống nhau, bài viết này sẽ không được xem là việc tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp độc lập nào. Luật Di trú của Hoa Kỳ rất phức tạp và bài viết này chỉ nhằm đơn giản hóa Điều 214(b) của INA và không đề cập tất cả các vấn đề liên quan đến INA 214(b). Nếu bạn đã bị từ chối theo Điều 214 (b) của INA hoặc dự đoán sẽ có vấn đề liên quan đến các điều kiện mà INA 214(b) đề cập, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp của luật sư di trú có thẩm quyền của Hoa Kỳ.
Visa Định cư Và Visa Không Định cư:
Hầu hết người nước ngoài tìm cách nhập cảnh vào Hoa Kỳ, trước tiên, phải được cấp thị thực Hoa Kỳ. Có nhiều loại thị thực Hoa Kỳ. Một người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Hoa Kỳ và cư trú tạm thời, chẳng hạn như đi du lịch, kinh doanh, làm việc tạm thời hoặc nghiên cứu, thì phải nộp đơn và được cấp một thị thực không di dân. Ngược lại, thị thực định cư được cấp cho một người muốn sống vĩnh viễn ở Hoa Kỳ, chẳng hạn như một người muốn được cấp Thẻ xanh hôn thú. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa thị thực không di dân và thị thực định cư rất quan trọng vì Điều 214(b) của INA không áp dụng cho thị thực định cư.
Điều 214(b) của INA là gì?
INA là một phần của ngành luật có khả năng chi phối vấn đề nhập cư Hoa Kỳ. Một cách ngắn gọn, Điều 214(b) của INA yêu cầu người xin thị thực không di dân phải chứng minh rằng họ đáp ứng tất cả các yêu cầu đối với loại thị thực đã chọn. Bởi vì có nhiều yêu cầu khác nhau đối với mỗi phân loại thị thực không di dân khác nhau, việc từ chối thị thực theo Điều 214(b) có thể vì những lý do khác nhau. Ví dụ, một người xin cấp thị thực không di dân F1 để học tập tại Hoa Kỳ có thể bị từ chối theo Điều 214(b) vì không chứng minh rằng anh ta đã được chấp nhận vào chương trình đại học đã chọn. Tuy nhiên, cho đến nay, lý do phổ biến nhất cho việc từ chối thị thực Điều 214(b) là do không chứng minh được rằng người xin thị thực sẽ có ý định rời khỏi Hoa Kỳ vào cuối thời gian tạm trú hợp lệ tại Hoa Kỳ. Gánh nặng luôn thuộc về người xin thị thực để chứng minh rằng anh ấy/cô ấy có ý định rời khỏi Hoa Kỳ. Nếu người nộp đơn không thể thể hiện được hoặc không thể hiện điều này với Viên chức Lãnh sự, đơn xin thị thực không di dân sẽ bị từ chối. Nếu người nộp đơn bị từ chối theo INA 214(b), người nộp đơn nên hỏi Cán bộ Lãnh sự đang phỏng vấn mình lý do cụ thể cho việc từ chối thị thực theo INA 214(b).
Điều gì sẽ được Lãnh sự quán/Đại sứ quán Hoa Kỳ cân nhắc khi quyết định liệu ai đó có ý định rời khỏi Hoa Kỳ hay không?
Khi xác định liệu người xin thị thực không di dân có ý định rời khỏi Hoa Kỳ hay không, Viên chứng Lãnh sự sẽ đánh giá xem người nộp đơn có đủ các ràng buộc đối với nước sở tại của họ hay không, những điều mà buộc họ phải trở về nước. Những mối ràng buộc này bao gồm việc làm lâu dài, công việc kinh doanh hoặc mối ràng buộc tài chính có ý nghĩa với họ, quan hệ gia đình gần gũi hoặc mối ràng buộc với các hiệp hội xã hội hoặc mối ràng buộc về văn hóa cho thấy sự thúc đẩy mạnh mẽ buộc họ trở về nước. Cán bộ Lãnh sự xem xét sẽ đánh giá các mối quan hệ này dựa trên thông tin có trong mẫu đơn xin thị thực trực tuyến và thông tin và tài liệu, nếu có, được cung cấp trong buổi phỏng vấn xin thị thực. Điều làm cho yêu cầu này trở nên khó khăn là người xin thị thực phải chứng minh một trạng thái nội tâm hiện tại về một điều trong tương lai. Để minh họa, người xin visa du học phải chứng minh rằng cô ấy hiện đang có ý định trở về Việt Nam sau bốn năm kể từ khi cô tốt nghiệp đại học ở Mỹ. Vì đánh giá tình trạng hiện tại của người nộp đơn về một điều sẽ xảy ra trong tương lai là rất khó khăn, Viên chức Lãnh sự thường xem ý định rời khỏi Mỹ là một việc đánh giá tùy tình huống. Họ sẽ đánh giá ý định rời khỏi yêu cầu của Hoa Kỳ dựa trên tình hình cuộc sống của người nộp đơn, chẳng hạn như liệu người nộp đơn có con nhỏ hay một công việc tốt để quay trở lại hay không.
Thông tin cơ bản cần hiểu khi nộp đơn xin thị thực không di dân tại Lãnh sự quán/Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam:
Có một số thông tin cơ bản nhất định mà ứng viên nên hiểu khi nộp đơn xin thị thực không di dân tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội. Những sự thật cơ bản này sẽ giúp ứng viên hiểu rõ được trải nghiệm và cơ hội của họ để được chấp thuận cấp thị thực Hoa Kỳ.
Đầu tiên, Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội là một số trong các cơ quan lãnh sự bận rộn nhất trên thế giới. Các viên chức lãnh sự đã được đề cập trong bài viết này thường sẽ phải phỏng vấn hơn 100 người xin visa khác nhau trong một ngày. Đây là một lý do tại sao hầu hết các cuộc phỏng vấn thị thực chỉ kéo dài một vài phút. Và cũng là một lý do tại sao viên chức lãnh sự thường sẽ không dành thời gian để xem xét tất cả các tài liệu mà người xin thị thực cố gắng nộp trong khi phỏng vấn, mặc dù điều này có thể là vi phạm luật pháp.
Thứ hai, chính phủ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thu thập dữ liệu về việc người đã được cấp thị thực không di dân có thực sự rời khỏi Hoa Kỳ khi họ được yêu cầu hay không. Thật không may, tỷ lệ rời khỏi Hoa Kỳ đúng hạn của công dân Việt Nam thấp hơn so với hầu hết các công dân của các quốc gia khác. Nghe có vẻ không công bằng, nhưng việc không chịu rời khỏi Hoa Kỳ đúng hạn của một số công dân Việt Nam đã, đang và sẽ ảnh hưởng tương đối đến việc liệu những người xin visa Việt Nam khác sẽ được cấp thị thực không di dân hay không.
Thứ ba, không vì mục đích bàn luận về chính trị, tỷ lệ từ chối visa bị ảnh hưởng bởi các quan điểm và mục tiêu nhập cư của Hoa Kỳ của Tổng thống Hoa Kỳ hiện tại. Lãnh sự quán và Đại sứ quán Hoa Kỳ là một phần của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ do Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ lãnh đạo và báo cáo với Tổng thống Hoa Kỳ.
Thứ tư, không giống như một số visa khác bị từ chối, việc từ chối theo INA 214(b) không cho phép đương đơn kháng cáo. Nói cách khác, với một số trường hợp ngoại lệ, người nộp đơn bị từ chối theo INA 214(b) không thể yêu cầu xem xét lại quyết định từ chối visa của cơ quan chính phủ cấp cao hơn hoặc người khác hoặc tổ chức khác nhưng người nộp đơn luôn được tự do một lần nữa. Đây là lý do tại sao Lãnh sự quán và Đại sứ quán Hoa Kỳ thường nói rằng việc từ chối visa theo INA 214(b) là quyết định cuối cùng khi người nộp đơn bị từ chối tìm cách cung cấp thêm thông tin hoặc bằng chứng để xoay chuyển việc từ chối. Tính quyết định của Điều 214(b) của INA là không thể bàn cãi, cùng với ba luận điểm được đề cập trước đây, làm cho INA 214(b) là một công cụ vô cùng thuận tiện và quyền lực để từ chối thị thực.
Vậy tôi phải làm thế nào để chứng minh ý định rời khỏi Mỹ của mình trong trường hợp cụ thể của tôi?
Thật không may, không thể có câu trả lời đơn giản nào về việc đương đơn có thể chứng minh mình dự định rời khỏi Hoa Kỳ trong tương lai như thế nào. Mỗi trường hợp sẽ không hề giống nhau và mỗi đương đơn có thể phải đưa ra các sự kiện khác nhau để chứng minh rằng mình có ý định rời khỏi Hoa Kỳ sau khi thời gian tạm trú hợp pháp tại Hoa Kỳ kết thúc. Sẽ có một số trường hợp được cho là dễ chứng minh hơn những trường hợp khác. Và một số trường hợp thể hiện điểm yếu của nó một cách rõ ràng hoặc không rõ ràng.
Điều quan trọng là bạn phải hiểu rằng thư mời nhập học sẽ không đủ để khắc phục trường hợp đang có nhiều yếu điểm. Việc mang nhiều tài liệu đến một buổi phỏng vấn tại Lãnh sự để thể hiện ý định rời khỏi Mỹ cũng sẽ không hữu ích lắm. Trên thực tế, cách tiếp cận này có thể sẽ dẫn đến việc Viên chức Lãnh sự từ chối xem xét toàn bộ tài liệu này. Sẽ là một quyết định không khôn ngoan khi sử dụng dịch vụ của những người được gọi là đại lý thực hiện dịch vụ định cư để hỗ trợ. Không được đào tạo bài bản như luật sư di trú đã được cấp bằng hành nghề và có thẩm quyền hành nghề tư vấn pháp luật di trú của Hoa Kỳ, những cá nhân và các công ty này không được đào tạo và hiểu biết đúng đắn để tư vấn đầy đủ cho người xin thị thực về luật di trú của Hoa Kỳ, dẫn đến các hậu quả khó lường trước và không thể giải quyết hậu quả một cách chuyên nghiệp.
Nếu bạn dự đoán có vấn đề đáp ứng các yêu cầu nếu INA 214(b) hoặc đã bị từ chối cấp visa theo INA 214(b) và đang xem xét việc xin lại visa, chúng tôi khuyến khích bạn nên thuê một luật sư di trú được cấp phép của Hoa Kỳ, hoặc ít nhất, hãy để luật sư tiến hành tư vấn ban đầu để thu thập các sự kiện cần thiết và bối cảnh vụ án để tư vấn chính xác cho bạn. Bạn sẽ rất lãng phí thời gian và tiền bạc khi hoàn thành mẫu đơn xin thị thực, trả lệ phí xin visa cần thiết và phỏng vấn với viên chức lãnh sự để rồi đơn giản là bị từ chối cấp visa theo INA 214(b), chỉ vì đã không chuẩn bị tốt hoặc nếu trường hợp của bạn đang thể hiện quá nhiều yếu điểm. Luật sư di trú được cấp phép của Hoa Kỳ cũng có thể đề xuất cho bạn các lựa chọn thị thực thay thế khác mà thậm chí có thể không yêu cầu đáp ứng các yêu cầu của INA 214(b).
Liên hệ:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc yêu cầu bất kỳ dịch vụ di trú và nhập cư nào của Công ty TNHH U.S. Consultancy Group, hãy liên lạc cho chúng tôi.