Tôi có phải phỏng vấn bằng Tiếng Anh khi Phỏng vấn xin Thị Thực Lãnh sự Không?

Khách hàng đã lên lịch phỏng vấn xin thị thực lãnh sự Hoa Kỳ thường hỏi rằng liệu họ có thể phỏng vấn bằng ngôn ngữ của quốc gia nơi đặt cơ quan lãnh sự hay họ phải phỏng vấn bằng tiếng Anh.[1] Một câu hỏi phổ biến khác là liệu người nộp đơn có thể mang theo người phiên dịch đến buổi phỏng vấn hay không. Xác định ngôn ngữ để phỏng vấn thường là một câu hỏi rất quan trọng có thể ảnh hưởng đến việc thị thực được chấp thuận hay từ chối.

Các vấn đề Mở đầu.

Trước khi đi sâu vào việc ngôn ngữ nào để phỏng vấn, cần lưu ý một số điểm sơ bộ. Trước hết, đôi khi việc quan trọng là phân biệt giữa Viên chức Lãnh sự và Nhân viên Lãnh sự tại nước sở tại. Người sau thường chịu trách nhiệm thu thập và phân loại tài liệu cho Viên chức Lãnh sự và phiên dịch cuộc phỏng vấn, nếu cần. Mặt khác, Viên chức Lãnh sự sẽ là người tiến hành phỏng vấn xin thị thực và quyết định vụ việc. Hoàn toàn ổn khi giao tiếp với nhân viên tại nước sở tại bằng ngôn ngữ nước sở tại chứ không phải bằng tiếng Anh. Thứ hai, người xin cấp thị thực nên thân thiện và tôn trọng nhân viên lãnh sự tại nước sở tại vì họ thường có nhiều ảnh hưởng đến kết quả của vụ việc vì họ có thể thông báo cho Viên chức Lãnh sự những điều đáng chú ý. Thứ ba, đặc biệt trong các trường hợp về hôn nhân và hôn phu (hôn thê), nếu được phép, người Bảo lãnh cũng nên tham dự cuộc phỏng vấn. Thứ tư, như đã lưu ý trước đó, mỗi cơ quan lãnh sự là duy nhất và có những quy định riêng.

Ngôn ngữ phỏng vấn tại Lãnh sự quán và Đại sứ quán Hoa Kỳ.

Nhìn chung, đương đơn xin thị thực cả định cư và không định cư đều được phép phỏng vấn bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ của quốc gia đó. Ví dụ, tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ Thành phố Hồ Chí Minh, đương đơn được phép phỏng vấn bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Mặc dù trình độ thông thạo ngôn ngữ nước sở tại của Viên chức Lãnh sự thể còn hạn chế nhưng họ thường được đào tạo để phỏng vấn bằng cả tiếng Anh và ngôn ngữ của quốc gia sở tại. Khi cần thiết, Viên chức Lãnh sự sẽ nhờ nhân viên lãnh sự nước sở tại phiên dịch. Thông thường, người xin thị thực không được phép mang theo người phiên dịch đến buổi phỏng vấn xin thị thực trừ khi đương đơn không nói tiếng Anh cũng như ngôn ngữ địa phương đủ tốt để tham gia cuộc phỏng vấn. Ngoài trường hợp ngoại lệ về người phiên dịch nói trên, một số cơ quan lãnh sự có thể cho phép những người khác không có tên trong thư mời phỏng vấn vào cơ quan lãnh sự. Ví dụ, Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM cũng cho phép những người sau đây tham gia buổi phỏng vấn:

  • Người bảo lãnh.
  • Cha mẹ/người giám hộ của bất cứ đương đơn nào dưới 17 tuổi.
  • Cha mẹ/người giám hộ của bất cứ đương đơn nào gặp khó khăn về tinh thần/thể chất (khuyết tật).
  • Con trai/con gái/người chăm sóc của các đương đơn cao tuổi (trên 70 tuổi).
  • Người phiên dịch nếu đương đơn không nói đủ tốt tiếng Anh hoặc tiếng Việt tham gia phỏng vấn.
Khi nào người xin thị thực nên phỏng vấn bằng tiếng Anh?

Một cách lý tưởng là đương đơn xin thị thực định cư và không định nên phỏng vấn bằng tiếng Anh trong cuộc phỏng vấn lãnh sự của họ, mặc dù họ có thể được phép phỏng vấn bằng ngôn ngữ nước sở tại—tất nhiên, việc phỏng vấn bằng ngôn ngữ nước sở tại này có thể được yêu cầu và hoàn toàn chấp nhận được nếu đương đơn không nói được một chút tiếng Anh nào cả và thị thực không yêu cầu thông thạo tiếng Anh. Phỏng vấn bằng tiếng Anh giúp Viên chức Lãnh sự thấy rằng đương đơn là người nghiêm túc và ít có khả năng trở thành gánh nặng xã hội ở Hoa Kỳ nếu được cấp thị thực. Theo đó, đương đơn có kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trung cấp hoặc cao cấp có thể luyện tập tiếng Anh của mình trước cuộc phỏng vấn để có thể phỏng vấn bằng tiếng Anh một cách hiệu quả—đối với những người xin thị thực nhập cư có thể đủ điều kiện nhập quốc tịch Hoa Kỳ thông qua nhập tịch trong tương lai, điều này đòi hỏi vượt qua bài kiểm tra tiếng Anh, đây là một nỗ lực đáng giá. Trong quá trình phỏng vấn, đương dơn luôn có thể lịch sự yêu cầu Viên chức nhắc lại câu hỏi mà họ không hiểu khi nghe lần thứ nhất —nếu đương đơn không hiểu câu hỏi, họ không bao giờ nên đoán những gì Viên chức hỏi và trả lời, vì điều đó có thể dẫn đến việc vô tình phạm lỗi gian lận/trình bày sai. Về vấn đề liên quan, người xin cấp thị thực không nên học thuộc lòng và đọc thuộc lòng câu trả lời của mình, thay vào đó, câu trả lời của họ phải tự nhiên và không có vẻ như đã được luyện tập.

Khi nào người xin thị thực nên dứt khoát phỏng vấn bằng tiếng Anh?

Trong một số trường hợp nhất định, việc không phỏng vấn bằng tiếng Anh có thể gây tổn hại đến việc xin thị thị thực của đương đơn và dẫn đến bị từ chối. Trừ khi có lý do chính đáng khiến người nộp đơn xin thị thực không thể làm như vậy, người xin thị thực được khuyến khích phỏng vấn bằng tiếng Anh trong các trường hợp sau đây, cùng với những trường hợp khác:

  • Thị thực du học của đương đơn yêu cầu trình độ tiếng Anh.
  • Thị thực làm việc của đương đơn yêu cầu trình độ tiếng Anh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
  • Hôn phu (hôn thê) hoặc vợ, chồng của đương đơn chỉ nói được tiếng Anh.
Phải làm gì nếu người xin thị thực không thể phỏng vấn bằng tiếng Anh?

Một số đương đơn xin thị thực có thể không phỏng vấn được bằng tiếng Anh bởi vì họ không biết hoặc biết rất ít tiếng Anh. Nếu người nộp đơn đó không rơi vào một trong những trường hợp nêu trên thì chắc chắn phải phỏng vấn bằng tiếng Anh và thị thực của họ không yêu cầu trình độ tiếng Anh, chẳng hạn như thị thực du lịch, phỏng vấn bằng ngôn nước sở tại sẽ ổn. Tuy nhiên, nếu không phải như vậy thì người xin thị thực phải có lý do chính đáng tại sao mình không có đủ kỹ năng giao tiếp tiếng Anh để phỏng vấn bằng tiếng Anh. Ví dụ: nếu người nộp đơn xin thị thực không thể giao tiếp bằng tiếng Anh nhưng hôn phu (hôn thê) của họ chỉ có thể giao tiếp bằng tiếng Anh, người xin thị thực sẽ phải giải thích cách họ có thể giao tiếp với nhau để có thể chứng minh rằng họ có mối quan hệ hôn phu (hôn thê) là thật.


[1]               Thông tin trong bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin chung và có thể thay đổi. Không có nội dung nào được nêu trong bài viết này là tư vấn pháp lý chính thức, cụ thể và không có nội dung nào trong đây được coi là tạo ra mối quan hệ luật sư-khách hàng. Hơn nữa, xin lưu ý rằng mỗi Lãnh sự quán/Đại sứ quán Hoa Kỳ là duy nhất và có thể có những quy tắc cũng như yêu cầu khác nhau. Nếu bạn cần tư vấn pháp lý cụ thể cho trường hợp của mình, vui lòng liên hệ với Luật sư Van Ryan Ngo.  


Liên hệ với chúng tôi:

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc yêu cầu dịch vụ tư vấn định cư Hoa Kỳ nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi bằng cách nhấn vào đây.